top of page
Tóm tắt sách NEXUS - Yuval Noah Harari - Phần 3. Chính trị máy tính - Chương 9. Duy trì các cuộc đối thoại dân chủ

Oct 23, 2024

10 min read

0

4

0

Tóm tắt sách NEXUS - Yuval Noah Harari - Phần 2. Mạng lưới thông tin phi nhân tạo - Chương 7. Một mạng lưới luôn luôn hoạt động
Tóm tắt sách NEXUS - Yuval Noah Harari - Phần 3. Chính trị máy tính - Chương 9. Duy trì các cuộc đối thoại dân chủ

(23/10/2024)

Xã hội được sinh ra nhờ cuộc hôn nhân của hệ thống công quyền và thần học.

Mạng-lưới-thông-tin-dựa-trên-máy-tính chính là nền tảng của một hệ thống công quyền mạnh mẽ hơn và siêng năng hơn bất cứ một hệ-thống-công-quyền-dựa-trên-con-người nào. Kết hợp với việc thúc đẩy thần học dựa vào những hiện-tại-liên-máy-tính, một xã hội mới đầy tiềm năng đang được phát triển mà tại đó, vai trò của con người không còn quan trọng như trước nữa.

Con người chúng ta đã vượt qua thế kỷ trước của những máy điện toán, động cơ hơi nước và bom nguyên tử chỉ với điểm C-. Tiếp theo ta sẽ đi vào cách các xã hội khác nhau giải bài toán của thế kỷ 21 vượt qua vấn đề kỹ thuật gene và AI.


(27/10/2024)

The democratic way - Đường đi của nền dân chủ

Với hệ thống tự sửa lỗi, nền tự do dân chủ đã chiếm ưu thế đối với nền toàn trị, đế quốc và quân phiệt trong thế kỷ trước. Trong thế kỷ 21, quyền riêng tư đang bị đánh đổi nhằm mang lại nhiều lợi ích hơn từ AI đối với xã hội dân chủ. Nhưng đây không phải là vấn đề lựa chọn nhị nguyên giữa "tất cả" và "không gì cả", để hưởng lợi từ AI chúng ta vẫn có thể giữ lại cho mình quyền riêng tư, nhưng ở một nghĩa hẹp hơn. Để làm được việc đó, ta các duy trì những nguyên tắc:

  1. Nguyên tắc nhân từ - benevolence: tôi trao thông tin cho AI, nhưng đổi lại AI phải giúp thôi, thay vì thao túng tôi. Nguyên tắc này rất đơn giản trong xã hội cũ khi giáo viên biết bạn học yếu, bác sĩ biết nhu cầu tình dục của bạn, và kế toán biết bạn đang nợ ngập đầu, nhưng sẽ là bất hợp pháp nếu họ tiết lộ những thông tin đó ra ngoài xã hội.

    Khác biệt là chúng ta trả tiền cho những người ở trên, nhưng chúng ta không trả tiền cho Google mà họ cung cấp dịch vụ miễn phí cho chúng ta nhằm khai thác thông tin cá nhân để bán cho bên thứ 3. Đó là vấn đề của mô hình kinh doanh.

    Chính phủ có thể yêu cầu họ chuyển đổi mô hình kinh doanh sang thu phí bằng tiền tệ thay vì bằng thông tin.

  2. Nguyên tắc phân tán - decentralization: thông tin không được phép tập trung tại một cơ quan. Nếu cơ sở dữ liệu về sức khoẻ, công việc, tài chính,... của bạn được kết nối với nhau thì sẽ tạo được một hành lang để các bác sĩ, ngân hàng, công ty bảo hiểm và cảnh sát có thể hoạt động một cách cực kỳ hiệu quả nhưng hành lang này cũng dẫn đến một xã hội toàn trị. Tốt nhất là không nên để cảnh sát và luật sư biết quá nhiều về bạn. Và quan trọng hơn nữa, khi mọi thông tin đều minh bạch và được xem là đúng (trong khi nó không thể đúng) thì cơ chế tự sửa sai của nền dân chủ sẽ bị bất hoạt.

  3. Nguyên tắc tương hỗ - mutuality: Nếu nền dân chủ giám sát cá nhân chặt hơn thì cá nhân cũng phải giám sát chính phủ chặt hơn. Nếu thông tin chỉ chảy từ dưới lên mà không có chiều ngược lại thì nền dân chủ rốt cuộc sẽ kết thúc như một nền độc tài chuyên chế.

  4. Nguyên tắc 4: Lịch sử tràn ngập những hệ thống cấp bậc đóng khung con người trong những tầng lớp xã hội, nhưng cũng tràn ngập những chế độ muốn nhào nặn con người theo ý của họ. Nền dân chủ phải tìm ra được sự cân bằng giữa hai thái cực này để tránh sản sinh ra những hệ thống chấm điểm, hệ thống giám sát áp đặt tầng lớp cả con người theo thuật toán của chúng hay những hệ thống đòi hỏi con người phải thay đổi để phù hợp với chúng.


(27/10/2024)

The pace of democracy - Bước đi của nền dân chủ

Ngoài rủi ro của những hệ thống giám sát công dân, AI còn có thể làm mất cân bằng thị trường lao động và từ đó làm suy yếu nền dân chủ.

  1. Sai lầm thứ nhất: AI có xu hướng lấy đi những công việc mang nhiều chất xám như việc đánh bại kiện tướng cờ vua vô địch thế giới, nhưng nó không thể thay thế nhân viên rửa chén. Nó có thể lấy đi một phần công việc có thu nhập cao và có địa vị xã hội như bác sĩ thay vì công việc của y tá. Điều này không có nghĩa rằng công việc của ý tá và nhân viên rửa chén sẽ không bao giờ bị tự động hoá, mà nó có nghĩa rằng những người lao động ở năm 2050 nên tập trung vào kỹ năng xã hội và các ký năng vận động thay vì tập trung vào kỹ năng trí óc.

  2. Sai lầm thứ 2: Sáng tạo là đặc quyền của con người. Thực tế là AI đã làm tốt hơn hầu hết con người ở hầu hết các lĩnh vực cần sự sáng tạo như cơ vua, hội hoạ, âm nhạc, viết sách,...

  3. Sai lầm thứ 3: AI không thể làm được những việc yêu cầu trí thông minh cảm xúc. Thực tế thì trí thông minh cảm xúc chỉ đơn thuần là ghi nhận dữ liệu để xác định trạng thái cảm xúc và phản ứng lại một cách tối ưu. Và AI luôn có thể thu thập thông tin như sự thay đổi tông giọng, ngôn ngữ cơ thể, vận động các cơ trên khuôn mặt từ đó đưa ra nhận định và phản ứng phù hợp. Trong khi con người thì luôn bị cảm xúc của chính bản thân mình lấn át, chi phối hành động thì AI có thể ung dung phân tích đối phương một cách vô cảm.

    Cũng bởi vì AI vô cảm, nên sân chơi của những trận đấu thể thao, những ván cờ vua cân não vẫn sẽ thuộc về con người, vì con người cảm nhận được sự kết nối cảm xúc với những người chơi cũng có cảm xúc tương tự như họ.

  4. Tôn giáo thì sao? Con người cần Cha sứ làm chứng cho đám cưới của mình không phải vì hành động của Cha hay vì những câu hỏi và lời chúc của Cha (những điều này đều có thể được thực hiện bởi robot), con người cần sự liên kết với thế giới tâm linh thông qua Cha sứ - một sinh vật hữu cơ có cảm xúc tương tự như họ.

Mặc cho những nỗ lực vô vọng nhằm chứng minh cảm xúc có tồn tại ở vật nuôi lấy thịt, thì những người nuôi thú cưng luôn cho rằng chó mèo của họ có cảm xúc. Sự thật là những bằng chứng khách quan về cảm xúc (của vật nuôi lấy thịt) không quan trọng bằng mối liên hệ cảm xúc với con người (của thú cưng). Như vậy, con người chủ động gán ghép cảm xúc của chính mình vào các sinh vật và có thể là những con robots trong tương lai.


(28/10/2024)

The conservative suicide - Con đường tự diệt của tư tưởng bảo thủ

Những năm gần đây, đảng bảo thủ của nhiều nền dân chủ đã bị kiểm soát bởi những nhà lãnh đạo cấp tiến như Donald Trump và đã dịch chuyển dần thành đảng cách mạng cấp tiến. Họ bắt đầu nghi ngờ những hệ thống truyền thống, cái mà đã đưa nước Mỹ phát triển đến thời điểm hiện tại. Nguyên nhân được cho là do sự phát triển quá mạnh mẽ của công nghệ đã làm cho các giá trị truyền thống bỗng trở nên không thực tế.

Tuy nhiên lịch sử đã chứng minh hệ thống tự sửa sai truyền thống của nền dân chủ luôn minh chứng được cho khả năng linh động của nó qua rất nhiều những giai đoạn biến động kinh tế và chính trị so với các nền chính trị được cho là cấp tiến như Cộng sản hay Phát Xít.

Trong những thập kỷ tiếp theo, sự biến động kinh tế chính trị và công nghệ kỹ thuật sẽ còn lớn hơn rất nhiều, và sẽ thật ngu ngốc nếu từ bỏ thứ sẽ giúp ta vượt qua - đó là nền dân chủ.

Unfathomable - Bảo mật

Hệ thống công quyền có phần nhiễu nhương của con người ít nhất mang lại hy vọng về việc nhận diện và sửa chữa những sai sót của xã hội loài người dưới chế độ dân chủ.

Chẳng hạn, trong kinh Sáng thế Genesis 9:25, tổ tiên của người Châu Phi và Trung Đông được định đoạt là nô lệ cho người dân ở các vùng khác.

"...the lowest of slaves will be he to his brothers" "...hắn sẽ trở thành kẻ hầu hạ thấp hèn nhất đối với anh em của mình"

Điều đó chỉ đúng cho đến năm 1868, sau khi bãi bỏ chế độ nô lệ bằng cách thông qua tu chính án thứ 14, kinh thánh mặc dù không thể được chỉnh sửa những có thể được giải nghĩa theo một cách mà không mang các yếu tố phân biệt chủng tộc nhằm phù hợp với tu chính án thứ 14.

Ta thấy các câu chuyện tôn giáo - hiện thực liên chủ quan có thể dễ dàng được sữa sai để uốn nắn bản thân phù hợp với dòng chảy của sự phát triển. Vậy điều gì có thể đảm bảo rằng những hiện thực liên máy tính đề cao tính logic của từng câu lệnh có thể linh động được như vậy?

(29/10/2024)

The right to an explanation - Quyền được lời giải thích

Máy tính đang được trao ngày càng nhiều quyền quyết định hơn đối với cuộc sống của con người từ những việc thường nhật cho đến những việc thay đổi cuộc đời một con người như: đưa ra phác đồ trị bệnh, kết luận điều tra, chọn ứng viên phỏng vấn, tuyển sinh đai học,... Điều này làm suy yếu năng lực của hệ thống tự sửa chữa sai và tính minh bạch của nền dân chủ.

Không một con người hữu cơ nào, kể cả là người đã lập trình nên GPT-4 có thể giải thích một cách logic được lý do AI đưa ra các câu trả lời theo những cách khác nhau trong các tình huống khác nhau.

Tương tự, nếu ngày một nhiều các quyết định trong xã hội con người được đưa ra từ một cái hộp đen mà không ai hiểu nổi thì rõ ràng, những con người trong nền dân chủ không thể phán xét các quyết định trên, điều này làm suy yếu cơ chế tự sửa sai của nền dân chủ.

Các nhà lập pháp có thể đưa ra rất nhiều những giải pháp mang tính pháp lý nhằm kiểm tra chéo các quyết định của AI, tuy nhiên ai sẽ là người hành pháp? Đó có thể là một hệ thống có sự kết hợp giữa con người và thuật toán máy tính.


(30/10/2024)

Nosedive - Lao dốc

Một hệ thống giám sát các thuật toán ngoài việc đảm bảo AI ngoài xã hội hoạt động trong chừng mực thì cần phải diễn giải những công việc của mình thành một thứ ngôn ngữ thông qua các câu chuyện để con người hữu cơ có thể thấu hiểu. Nếu không con người không sớm thì muộn sẽ lại đưa những nhà lãnh đạo độc tài lên để tôn thờ và rõ ràng điều này làm suy yếu nền dân chủ.


Các câu chuyện của hệ thống giám sát phải được kể bởi một thứ văn hoá mới, có thể thông qua tôn giáo hoặc văn học nghệ thuật như phim ảnh, những lịch vực mà cũng cần sự hỗ trợ từ các thuật toán máy tinh.

Khi đảm bảo rằng xã hội loài người thấu hiểu được mạng lưới thông tin của máy tính thì hệ thống tự sửa sai của nền dân chủ vẫn còn hoạt động.

Digital anarchy - Ám chỉ rủi ro hệ thống thông tin máy tính có thể gây ra tình trạng vô chính phủ

Nền dân chủ để có thể hoạt động được cần phải duy trì được 2 yếu tố chủ chốt:

  1. Duy trì các cuộc đối thoại dân chủ

  2. Duy trì được niềm tin vào xã hội

Đừng dân chủ đến mức vô trật tự

Để nền dân chủ không trượt chân vào tình trạng vô chính phù, các cuộc đối thoại phải được diễn ra theo một phương thức được quy định sẵn và phương pháp đưa ra quyết định cũng phải được luật hoá.


Nền dân chủ quy mô lớn đã từng không thể được duy trì khi không có một mạng lưới thông tin đủ rộng, đến nay lại bị mạng-lưới-thông-tin-quá-rộng đe doạ.

Trong khi vào thế kỷ trước, báo chí, radios, TV thực hiện vai trò trung gian cho các cuộc đối thoại và đồng thời cũng làm người-giữ-cửa để giới hạn rằng ai sẽ được tranh luận và ai sẽ được nghe tranh luận. Ngày nay, mạng xã hội mở cửa cho các cuộc tranh luận diễn ra khắp nơi với đủ thể loại thành phần tham gia một cách vô trật tự.

Đáng lẽ ra sẽ hình thành một nền dân chủ được nghe và được nói mạnh mẽ hơn nữa thì mạng xã hội lại tạo ra tình trạng vô chính phủ.


Ngoài ra, những tiếng nói không phải của con người cũng đã và đang tham gia vào các cuộc đối thoại dân chủ. Một phân tích chỉ ra rằng có 3.8 triệu tweets trên tổng cộng 20 triệu tweets đã được viết ra bởi AI trên nền tảng Twitter (X hiện nay) trong suốt cuộc bầu cử Mỹ năm 2016. Con số này tăng lên đến 43.2% vào năm 2020.

Đó là về lượng, còn về chất, những nội dung của AI luôn chính xác và logic hơn rất nhiều so với con người.


Cuối cùng AI tham gia dần dần vào các cuộc đối thoại và từ từ điều phối toàn bộ kết quả của các quyết định "dân chủ".


Ban the bots - Loại bỏ những con bots

Tiền giả nếu được lưu thông có thể làm sụp đổ cả nền kinh tế, vì tiền giả làm cho con người mất niềm tin vào đồng tiền. Nhưng hệ thống tài chính vẫn có thể kiểm soát được bằng cách thiết lập các chế tài đối với việc lưu thông và sử dụng tiền giả.

Bạn cũng cần được uỷ quyền để làm một việc gì đó thay mặt người khác và việc mạo danh con người cũng được cho là vi phạm pháp luật.

Vậy mà AI vẫn đang thay thế con người để làm việc và kết nối với những người khác trong xã hội, điều này có thể làm cho con người mất niềm tin lẫn nhau và làm cho xã hội sụp đổ.

Vì vậy, các chính phủ cần đưa ra ngoài vòng pháp luật những hành vi sử dụng con người fake.


The future of democracy - Tương lai của nền dân chủ

Vẫn chưa một ai có thể hình dung được nền dân chủ trong thời đại mạng lưới thông tin sẽ đổ vỡ bằng cách nào. Có thể là do sự rạng nứt của hệ tư tưởng, cũng có thể là do các thuật toán mạng xã hội.

Sự thật là chúng ta vẫn đang dễ dàng nhận thấy sự đổ vỡ đó một cách khá rõ ràng trong khi hoàn toàn không nhận thức được lý do đằng sau. Và nếu ta không thể sửa chữa được thì điều gì sẽ theo sau sự tan vỡ của nền dân chủ? Phải chăng là một nền độc tài kiểu mới?




Tóm tắt sách NEXUS - Yuval Noah Harari - Phần 3. Chính trị máy tính - Chương 9. Duy trì các cuộc đối thoại dân chủ

by Hieuletrung

Related Posts

Comments

Share Your ThoughtsBe the first to write a comment.
bottom of page